Top 10 nước có vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất
Cập nhật: 08:32 Ngày 20/11/2017Hàn Quốc hiện là nước có vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất. Đồng thời, Việt Nam cũng là đối tác đầu tư ra nước ngoài lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Hàn Quốc đứng đầu về tổng vốn đăng ký và tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam. Đến tháng 6/2016, Hàn Quốc đã có 5.364 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 48,6 tỷ USD. Mỗi dự án FDI của nước này trung bình chỉ đạt 9,3 triệu USD. Con số này thấp hơn quy mô trung bình một dự án FDI ở nước ta khoảng 4,5 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn FDI của Hàn Quốc như Samsung, LG, Lotte,…luôn là thành phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; thông tin truyền thông; kinh doanh bất động sản. Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh là những nơi thu hút nhiều FDI Hàn Quốc nhất trong 6 tháng đầu năm nay.
2. Nhật Bản
Số dự án: 3.117
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 39,8 tỉ USD
Nhiều tên tuổi các ông lớn của Nhật Bản như Honda, Toyota,... đã và đang tiếp tục xây dựng các nhà máy trên khắp Việt Nam. Sở dĩ các doanh nghiệp yêu thích thị trường Việt Nam vì nguồn nhân công giá rẻ, là thị trường tiềm năng trong lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng trong nước. Hiện nay, tập đoàn Aeon đã cho xây dựng 3 khu trung tâm Aeon Mall tại 3 thành phố lớn nhất Việt Nam là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; bên cạnh đó nông nghiệp cũng là lĩnh vực thu hút FDI của Nhật và chiếm 6% tổng nguồn vốn.
3. Singapore
Số dự án: 1.643
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 38 tỉ USD
Hiện nay nguồn vốn FDI của Singapore đầu tư vào Việt Nam đang có xu hướng tăng mạnh. Lượng vốn FDI của Singapore đã được rót 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế của Việt Nam trong đó tập trung nhiều nhất ở ngành công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản. Một dự án đầu tư của Singapore có quy mô trung bình khoảng 22,7 triệu USD. Hầu hết các tỉnh thành ở nước ta đều được Singapore trải vốn trong đó TP.HCM đứng đầu với 799 dự án, đứng thứ 2 là Hà Nội với 256 dự án và số đầu tư khoảng 4,65 tỉ USD.
4. Đài Loan
Vốn đầu tư trực tiếp FDI của Đài Loan rót vào Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, với 2.525 dự án còn hiệu lực. Trên 10/21 ngành kinh tế của nước ta được các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đáng kể đến, tập đoàn lớn trong ngành da giày Đài Loan chọn Việt Nam làm điểm dừng chân cho các nhà máy mới của mình.
5. Quần đảo Virgin (BVI)
Tính lũy kế đến tháng 6/2016, BVI 654 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đạt gần 20 tỷ USD. Quần đảo Virgin xếp thứ 5/116 nước có vốn đầu tư vào Việt Nam. Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, Công ty TNHH Trung tâm thương mại Vinacapital, Công ty TNHH Worldon Việt Nam… đều là các dự án lớn đến từ BVI.
6. Hồng Kông
Số dự án: 1.043
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 16,6 tỉ USD
Hiện nay, Hồng Kông đã rót vốn vào 17/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế của Việt Nam. Công nghiệp chế biến chế tạo là ngàng được chú trọng nhất với 502 dự án chiếm 7,6 tỉ USD trong tổng nguồn vốn đầu tư. Ngay sau đó là sản xuất điện và kinh doanh bất động sản chiếm nguồn vốn đầu tư lần lượt là 2,65 tỉ USD và 2,46 tỉ USD.
Hải Dương là tỉnh đứng đầu cả nước về việc thu hút FDI của Hồng Kông với 38 dự án chiếm 3,08 tỉ USD trong tổng số vốn. Ngay sau đó là TP.HCM, Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Ninh, Hà Nội…
7. Malaysia
Malaysia đứng thứ hai trong số các nước ASEAN về lượng vốn FDI rót vào Việt Nam. Với 547 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 13,9 tỷ USD. Tuy xét về số lượng dự án cũng như tổng số vốn đều thua Singapore, nhưng vốn FDI của nước này cũng đạt được kết quả nhất định. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập là cơ hội lớn về đầu tư và thương mại cho các nước thành viên và nước ngoài.
8. Hoa Kỳ
Số dự án: 816
Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 10,9 tỉ USD
Mặc dù đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam còn khá khiêm tốn còn nhiều rào cản trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước, nhưng hiện nay đang có sự chuyển biến tích cực khi Hoa Kỳ khẳng định được vị trí của mình trong danh sách 10 quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhất. Các nhà đầu tư lớn của Hoa Kỳ phải kể tới Intel, General Electric, Microsoft, AIG, Coca-Cola… đang hoạt động rất tích cực và hiệu quả.
9. Trung Quốc
Lũy kế tháng 6/2016, tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là 10,7 tỷ USD, với 1.445 dự án còn hiệu lực. Trung Quốc hiện đang thực hiện đa dạng hóa đầu tư. Đầu tư vào bất động sản, tài chính và hạ tầng cơ sở giao thông đang có xu hướng tăng lên, trải dài từ bắc vào nam. Trung Quốc đầu tư theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và các hợp đồng BOT, BT, BTO… Đáng kể nhất là dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 tại Bình Thuận, vốn đầu tư 2 tỷ USD.
10. Thái Lan
Sau hiệp định TPP, Thái Lan càng tấn công ồ vào Việt Nam hơn bao giờ hết. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, FDI của Thái Lan đạt 9 tỷ USD, có 459 dự án đầu tư vào Việt Nam. Các đại gia Thái Lan xem lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được là thị trường màu mỡ nhất. Tiếp theo, là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Cuối cùng là các ngành bán lẻ, xây dựng…AEC được thành lập mới đây chính là cơ hội để Thái Lan thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam – nhân công rẻ, dân số trẻ, xu hướng tiêu dùng hiện đại.
Công ty Tư vấn Blue
Địa chỉ : P. 208, chung cư Tân Phát, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An i
Phone : 0912 751 556
Email : luatsuthanhhoa36@gmail.com
Holine : 0973 185 258
Bài viết liên quan
- Thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Nghệ An
- Tư vấn hồ sơ đăng ký chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
- Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Có thể bạn quan tâm
- Thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài
- Quy định về nội dung điều lệ công ty
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Khắc dấu hoàn công
- Đăng ký chất lượng hàng hoá
- Xin cấp lại con dấu Công ty bị mất
- Đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh karaoke
- Thủ tục cấp phép sử dụng tác phẩm Âm nhạc
- Con dấu công ty theo quy định pháp luật Việt Nam
- Thủ tục đăng tải mẫu dấu công ty qua mạng điện tử
- Những điều cần biết về giấy phép con
- Thủ tục xin giấy phép con
- Triển khai xây dựng ba đề án lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Cách thức làm thủ tục tạm ngừng hoạt động công ty
- Thủ tục xin giấy phép sản xuất thuốc thú y
- Thay đổi đăng ký kinh doanh công ty TNHH
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Bình luận
Văn bản mới
- Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
- Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
- Những người kế nghiệp của các tỷ phú Ấn Độ
- Thầy Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80
- Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Thủ tục tách sổ đỏ, Tách thửa đất
- Các bước khai nhận di sản thừa kế
- Thủ tục cấp phép sử dụng tác phẩm Âm nhạc
- Đăng ký bảo hộ logo