Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình khá phổ biến hiện nay, trong bài viết này luật Blue xin chia sẻ thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân như sau:
Tham khảo==> Dịch vụ thành lập công ty tại Nghệ An
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác (đối với ngành nghề quy định phải có chứng chỉ hành nghề
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Ngành nghề có yêu cầu phải có vốn pháp định
Trình tự thực hiện
Quý vị có 2 cách thực hiện:
Cách 2: Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
(Thời gian làm việc từ 7h30 đến 11h30 từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, việc nộp hồ sơ sẽ phải nộp lệ phí trước rồi lấy số và chờ gọi theo thứ tự)
Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp. Hồ sơ được tiếp nhận khi có đủ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có vốn pháp định.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
- Có tên doanh nghiệp.
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ đã điền đầy đủ thông tin.
- Đã nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Trường hợp người thành lập doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: người được ủy quyền xuất trình CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác và giấy tờ sau:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân nộp hồ sơ hoặc
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ theo quy định pháp luật:
+ Trường hợp thành lập mới doanh nghiệp: Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực (hợp đồng có công chứng hoặc giấy ủy quyền có chứng thực chữ ký của cấp có thẩm quyền).
+ Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Văn bản ủy quyền của người đại diện pháp luật (ký tên, đóng dấu pháp nhân).
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Dịch vụ trả kết quả do Bưu điện cung cấp: nếu người thành lập doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhận kết quả thì khi nộp hồ sơ phải kèm văn bản ủy quyền theo quy định sau:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nhận kết quả theo quy định pháp luật:
+ Trường hợp thành lập mới doanh nghiệp: Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền theo quy định pháp luật về công chứng, chứng thực (hợp đồng có công chứng hoặc giấy ủy quyền có chứng thực chữ ký của cấp có thẩm quyền).
+ Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Văn bản ủy quyền của người đại diện pháp luật (ký tên, đóng dấu pháp nhân)
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ từ 13h đến 17h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Việc nhận kết quả cũng phải lấy số và chờ gọi theo thứ tự.
Ngay sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thông tin, nếu phát hiện thông tin sau, liên hệ ngay với cá bộ vừa trả kết quả để được giải quyết.
Trường hợp doanh nghiệp phát hiện thông tin sai sau khi nhận kết quả đăng ký:
- Nếu do Phòng đăng ký kinh doanh cấp không đúng với thông tin doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ đã nộp, doanh nghiệp làm thủ tục hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và nộp tại Phòng đăng ký vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần từ 7h30 – 11h30.
- Nếu do doanh nghiệp khai sai: doanh nghiệp làm lại thủ tục thay đổi nội dung đăng ký và nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh vào các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần từ 7h30 – 11h30.
Bước 5: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu và công bố mẫu dấu trên cổng thông tin điện tử quốc gia
http://dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 6: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Các thủ tục sau thành lập công ty cần thực hiện
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế (mẫu 06);
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
- Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Đăng ký chữ ký số điện tử;
- Đăng ký nộp thuế điện tử;
- In và đặt in hóa đơn lần đầu;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
Mọi vấn đề vướng mắc quý vị hãy liên hệ luật Blue để được chuyên gia tư vấn miễn phí.